Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Phạm Kim và Báo Người Việt Tây Bắc.
Tôi tới Seattle vào mùa xuân năm nay. Việc trước nhất phải đi tìm Phạm Kim. Chúng tôi cách biệt nhau trên 35 năm không mặt nhìn mặt, mà chỉ từ thập niên vừa qua , truyện trò qua điện thoại để hỏi thăm gia đình, sự thành đạt của các cháu trong xã hội mới.

 


Phạm Kim tình cờ gặp tôi trên địa hạt văn chương sách báo. Từ đó anh đã download một số bài của tôi viết trên các mạng lưới để gửi tới bạn đọc mà biết chắc không bao giờ tôi từ chối việc làm này của anh. Rồi bỗng một hôm anh có được điện thoại và gọi tôi trong những năm vừa qua để nối lại tình xưa nghĩa cũ, sự liên hệ từ nửa thế kỷ qua từ khi anh chập chững bước chân vào đời.



Trước khi SàiGòn chưa rơi thất thủ, Phạm Kim là sĩ quan báo chí trẻ của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam. Phạm Kim đã phải viết báo, viết tin tức và các nhật lệnh của TL/HQ trong khi cần thiết. Việc chính vẫn là viết những tin chiến trường và các hoạt động, phát triển của Hải Quân Việt Nam để phân phối cho báo chí SaiGòn và các thông tín viên  báo chí ngoại quốc. Phạm Kim đã hoàn thành việc này rất tốt đẹp và thành công, cũng vì thế khi đặt chân tới miền đất này, sau mấy năm lo định cư, anh lại trở về với nghề làm báo của mình.



Với chân ướt chân ráo ở một quốc gia quá tân tiến như thế này, mà những nhà văn, nhà báo người Việt trong lúc đầu, vì yêu nghề, đã không quản ngại những khó khăn,  phương tiện thiếu thốn để trở về cái nghề làm báo, viết lách của mình. Có nhiều người đi làm để có lương sống, viết lách là một thú vui văn hóa không bỏ được. Từ những bản tin, bản văn lúc đầu khi mới định cư vào 1975, bạn đọc đã nhận được những tài liệu thật thô sơ như bản in thiếu dấu, phải dùng máy IBM không dấu, rồi lấy tay đánh dấu vào bản in hay khi in xong thì đánh dấu vào ! Bước đầu cay cực như thế, nhưng rất nhiều người đã can đảm, không quản ngại, vẫn bước đi trên những khó khăn chông gai để có thể chuyển tải tới cộng đồng người Việt những tin tức, những bản văn thô sớ, nhờ những cố gắng vượt bực đó mà ngày nay chúng ta thấy sách vở, báo chí, mạng lưới điện toán Việt Ngữ đã và đang tràn ngập trên thị trường không thể kể được bao nhiêu để cho nhiều người Việt có thể theo dõi .



Có rất nhiều người trong cộng đồng người Việt mình cầm những tài liệu Việt Ngữ trong tay mà không nghĩ tới những cố gắng, gian truân của những người làm báo viết văn. Đi ra chợ. Lượm một tờ báo, vào hội già lấy một cuốn sách đọc cho đỡ buồn: chỉ đơn giản có thế thôi. Báo ra hai ba số không hiểu sao đã ngưng bản vội. Sách in xong đưa tới tiệm sách, mấy tháng sau trả lại. Nhà sách lấy ½ giá bán, ½ trả lại cho tác giả mà không nghĩ công lao, tiền nhà in và nếu bán hết mới đủ vốn : làm việc không công!



Thế nhưng cái nghề văn chương báo chí lại là nghíêp chướng của những ai yêu thích, coi như cái nghiệp thì dĩ nhiên phải lăn lóc với nó. Tôi nói những thất bại liên tiếp của nhiều người làm văn nghệ, làm báo chí, có khi trút cả cơ nghiệp, nếu không có nghề thứ hai hay không có bà xã hay con cái đi làm yểm trợ cho mình !



Một buổi trứa hè nóng bỏng vào 1975, tôi ở trại Ft  Shaffee, Ark đi vào barrack tìm gặp nhạc sỹ Anh Bằng để thăm hỏi. Tôi phải chờ lâu lắm mới gặp anh để truyện trò chốc lát. Tại sao tôi phải đợi lâu đến như thế. Anh từ gầm bàn bước ra, mồ hôi nhễ nhãi. Tôi cứ tưởng anh đang bị cảm nặng vừa xông gió, nên người ướt đẫm. Ngờ đâu hỏi ra mới biết: anh đang sang băng cassette, vì chỉ còn ít hôm nữa phải xuất trại. Việc làm này quá cực nhọc, nhưng vì yêu văn nghệ anh phải làm để giữ lấy những bài hát do chính tay anh hay bạn hữu của anh đã làm : phải giữ lấy cho mai sau, sợ rằng sẽ thất lạc !

 



Nếu không có những giọt nước mắt, giọt mồ hôi từ lúc mới đặt chân tới mỹ năm 1975, thì làm sao có Asia ngày nay. Không phải bỗng dưng có được những công trình vĩ đại như thế này. Anh Bằng đã qua quá nhiều giai đoạn thâu băng từ những garage thiếu phòng ốc cho tới những phòng thâu âm chật hẹp để rồi có ngày hôm nay như quí vị thấy những bước đường gian truân trong băng nhạc kỷ niệm ba mươi năm Asia.



Kết quả tốt đẹp như thế đó! Tôi mừng cho Asia. Phần thiệt thòi cho người nghệ sỹ già này là gì : Anh đã đổi thính giác của anh cho âm nhạc, cho sáng tác.



Bây giờ anh không mấy dễ liên lạc với thế giới bên ngoài, ngọaị trừ email ! Anh Bằng, một đời cho âm nhạc đã đổi cái giá quá đắt như thế ! thế mà vẫn còn mê âm nhạc, vẫn còn sáng tác mặc dầu tai mình không nghe hết được những cung điệu nhạc của mình viết ra. Yêu nghề đến thế là cùng!



Tại sao tôi phải đưa câu chuyện của nhạc sỹ Anh Bằng trong lúc viết về Phạm Kim. Đó cũng là để cho quý đọc giả đã biết về một người có tên tuổi, làm việc vất vả và trọn đời dành cho văn nghệ. Tôi đưa ra vì cả nước trong ngoài đều biết người nhạc sỹ này và cảm thông được nỗi cực nhọc vất vả của anh.



Nhìn lại Pham Kim mà gần một năm nay tòa soạn và bạn bè của anh đã mừng cưới bạc 25 năm cho tờ báo Người Việt Tây Bắc. Một phần tư thế kỷ là khoảng thời gian khá dài. Ai có ở trong tù mới biết thời gian dài như thế nào, mà trong chúng ta biết bao nhiêu người đã trải qua và biết được giá trị của thời gian.



Tôi đi vào văn phòng của báo Người Việt Tây Bắc, trong đó có ít nhất tám máy PC, hai vợ chồng với ba đứa con và ba người bạn cặm cụi làm việc trong im lặng cần mẫn để mỗi tuần có thể đưa đến cho bạn đọc mấy số báo tin tức nóng hổi, phân phối tại Seattle và những cùng phụ cận. Tôi ngồi nơi phòng khách, lâu lâu thấy đôi ba người vào xin một tờ báo để đọc. Tôi ngỡ ngàng và chạnh lòng : sao người ta coi thường báo chí đến thế. Người đi xin báo không nhìn thấy sáu bảy người đang hùng hục làm việc tại tòa soạn để có một tờ báo cho ai tới xin một số mà không phải trả tiền! Thật vô tư ! thật không có một an ủi hay đóng góp cho sức người làm việc văn hóa.



Thế nhưng 26 năm Người Việt Tây Bắc đã sống. Lợi tức ở đâu ? có phải vì quảng cáo hay vì lợi tức bán báo. Quí vị nhìn lại chính mình và đủ sức trả lời câu hỏi này. Bạn đã làm gì giúp cho báo chí Người Việt sống được.



Như tôi đã nói trên, Để phát hành một tờ báo, bạn phải làm việc từ 10 tới 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, phải bỏ tiền thuê văn phòng, phải trả tiền nhà in, phải lăn lóc thăm bạn hữu, xin bài vở và tin tức, phải chạy quảng cáo cho bạn hàng. Nhiều việc không thể nói hết.



Người Việt Tây Bắc có những gì khác biệt? Dĩ nhiên tin tức có chủ đề nóng hổi, tuần nào cũng ra mấy số báo, có văn nghệ, có nghệ thuật, có truyện vắn truyện dài: đủ món ăn chơi cũng giống như một cửa tiêm để thỏa mãn nhu cầu của quần chúng. Món ăn trong tiệm có thể nấu do một hai tay bếp có hạng. Nhưng báo có những món ăn tinh thần quí báo, có thơ, có văn, có tin tức, có giới thiệu âm nhạc, giới thiệu tác giả, đào sâu vào tâm thức để người đọc có thể hiểu sâu vào vấn đề văn học, nghệ thuật.



Tôi đã làm báo một thời gian, chịu nhiều vất vả, dẹp hết những việc đang làm, dành thì giờ cho báo chí. Luôn luôn nhờ bạn văn, thân hữu đóng góp để tờ báo khởi sắc và có sức lôi cuốn quần chúng. Thế nhưng cuối cùng chúng tôi đã phải đóng cửa, chỉ chịu đựng được hai năm trời. Tác phẩm “Thú Điền Viên” đã tới tay một số quý vị được viết từ 1999 do ban biên tập yêu cầu tôi. Cuối cùng thấy bạn đọc trân quý, cắt từng miếng báo dán vào tập làm tài liệu. Tôi thấy mủi lòng in ấn thành sách cho đọc giả.



Tôi nói để quý bạn đọc thấy những vất vả, những cố gắng và những thất bại của người viết văn và làm báo như tôi để tự hỏi tại sao Phạm Kim đã tiếp tục giữ cho tờ báo sống được tới ngày nay: trên 25 năm trời dài đằng đẵng của thời gian: công trình kể biết mấy mươi.



Bạn đọc có dịp để theo dõi những thành quả và sáng tác của nhiều nhạc phẩm, bạn đọc biết nhiều những tác gỉa, những sách vở, những khuôn maËt các nhà văn hóa, những nhà văn đã xuất hiện trên báo người Việt Tây Bắc. Việc đó không phải tự dưng mà có hay vì mình có thế giá mà người ta tìm đến. Không phải thế mà do công lao vất vả, sự liên hệ quen biết nhiều người, từ nhiều thập niên đã đưa tới kết quả tốt đẹp như thế này.



Báo Người Việt Tây Bắc đã khởi xướng từ lâu. Thế nhưng không thể để cho nó bị bó tay phân phối trong vùng nhỏ hẹp Seattle và vùng phụ cận . Làm sao những độc giả xa xôi có thể có được tờ báo, làm sao có tiền trả cước phí gửi đi xa. Chỉ có những người viết lách, đóng góp những phần văn học cho tờ báo thì mới nhận dược báo Người Việt từ chân trời xa xôi. (may sao có online!) .



Để mở rộng đường đi cho Người Việt Tây Bắc, ít lâu nay chúng tôi đã lên mạng đọc được Người Việt Tây Bắc ! Đây là một cố gắng nữa vượt bực. NVTB online có những tin tức địa phương, tin tức nóng bỏng trên khắp thế giơiù, tin tức biểu tình chống Trung cộng, tin tức người Việt khắp nơi trên toàn thế giới, cộng đồng Việt Nam đứng lên biểu tình để phản đối bè lũ xâm lăng từ phương Bắc.



Mạng lưới NVTB còn có những tài liệu văn học, lịch sử, có những video clip thời sự và nóng bỏng. Hy vọng sẽ có nhiều người từ bốn Phương tìm vào đọc để bổ khuyết cho những gì mình cần biết thêm về nhiều phương diện cần thiết cho cuộc sống và thỏa đáp nhu cầu tinh thần của nhiều đọc giả trên khắp thế giới.



Tối viếât để vinh danh Phạm Kim, vinh danh các cháu đã hy sinh chính bổn thân mình, chỉ làm việc trong tòa soạn mà quên đi những món lương được hứa hẹn nhiều trên thị trường công ăn việc làm. Tỉ dụ như cháu Julie Phạm Hoài Hương, tiến sỹ sử học từ London mà chỉ vì yêu nghề nghiệp ngồi trong văn phòng NVTB làm việc không mệt mỏi cho tòa soạn.



Rất nhiều quý vị không biết nhữïng công lao như tôi vừa kể. Như thế, bạn nghĩ gì khi tới tòa soạn, xin một tờ báo miễn phí về đọc chơi cho đỡ buồn. Tôi nói như thế không phải khinh miệt, nhưng là để nhắc nhở bạn đọc nhìn thấy những khó khăn, hy sinh của tòa soạn NVTB và cố gắng giúp cho tờ báo được sống mạnh để phục vụ cộng đồng, để nuôi sống tình người nơi viễn xứ, để phát triển văn hóa người Việt nơi hải ngoại. Tiếng ta còn, nước ta còn ! có ai nghĩ rằng con cháu mình ngàn năm nơi hải ngoại vẫn duy trì tiếng Việt vẫn nhớ về quê cha đất tổ.



Cầu chúc cho Phạm Kim và Người Việt Tây Bắc vẫn luôn đạt nhiều thành quả trong viêc xây dựng văn hóa cộng đồng người Việt nơi hải ngoại.



Houston, 12 tháng 10, 2011.



Trần Khánh Liễm.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Nhà thơ Thụy Điển đoạt giải Nobel Văn học (09-10-2011)
    Nhà thơ Chim Trắng, một người chưa bao giờ già  (03-10-2011)
    Sách 'cổ' tăng giá mạnh (30-09-2011)
    Cuốn sách hé lộ nguyên nhân Conan Doyle viết Sherlock Holmes (25-09-2011)
    Hành trình thơ Văn Cao  (22-09-2011)
    Cây bút trẻ 'buốt ruột' khi nói về nhuận bút (19-09-2011)
    Đồng Đức Bốn: Chuyện phố, chuyện quê (19-09-2011)
    Văn học Hàn trỗi dậy từ ‘Please Look After Mom’ (17-07-2011)
    FBI có trách nhiệm trong vụ tự tử của Hemingway (14-07-2011)
    Đôi Mắt Người Sơn Tây – nàng là ai ? (11-07-2011)
    Nhà văn Colm Tóibín: 'Kiếp khác tôi muốn là nữ ca sĩ' (02-07-2011)
    Nhà thơ Giang Nam: Vật đổi sao dời vẫn vẹn tình 'Quê hương' (26-06-2011)
    Nguyễn Quang Thân - Người lữ hành bền bỉ (06-06-2011)
    Nước tôi xưa có vua Hùng (01-06-2011)
    VS Naipaul chấm dứt thù hằn với Paul Theroux  (01-06-2011)
    "Tổ quốc nhìn từ biển"  (31-05-2011)
    Quan chức Mỹ tới thăm Triều Tiên (24-05-2011)
    Tranh cãi vì Philip Roth đoạt giải Man Booker (19-05-2011)
    Ngôi trường của Totto-chan và giá trị sau 30 năm (17-05-2011)
    Nhà văn hội tụ tại Diễn đàn Văn học Seoul (16-05-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152970673.